Sự nhầm lẫn giữa nhân sâm với loại cây độc mà mọi người cần hiểu rõ
Hiện nay, xuất hiện một loại rễ cây có tên gọi là thương lục có hình dáng giống nhân sâm, hơn nữa khi ngâm rượu, mùi vị cũng rất giống với nhân sâm tươi. Theo các nghiên cứu cho biết, loại cây thương lục này có chứa độc tố, những người bị ngộ độc do loại cây này gây ra có thể ảnh hưởng nghiêm trọng nếu không được cấp cứu kịp thời. Hãy cùng Nhân Sâm Thảo Linh tìm hiểu về những nét khác biệt giữa nhân sâm và loại cây độc này để cùng tránh việc sử dụng sai lầm nhé.
-
Thời gian trồng và thu hoạch
- Cây thương lục lớn rất nhanh, nếu trồng chỉ cần sau một năm là có thể thu hoạch.
- Cây nhân sâm Hàn Quốc để đạt các thành phần dưỡng chất cần thiết và đạt độ chín của nhân sâm phải mất đến 6 năm mới có thể thu hoạch.
Xem thêm các sản phẩm Nhân sâm ngâm mật ong tại đây
-
Đặc điểm nhận dạng bên ngoài
- Cây nhân sâm và cây thương lục đều thuộc loại cây thảo. Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể nhận diện nhân sâm với cây thương lục thông qua hình dáng bên ngoài.
- Dù củ cây thương lục có mùi vị giống nhân sâm nhưng xét về hình dáng thì loài cây này có thân hình trụ nhắn, màu xanh lục, ít có phân nhánh, các lá mọc so le với nhau, phiến xoan ngược to, có độ dài từ 12 – 25cm, rộng chừng 5 – 10cm, phần cuống lá dài 3cm, phần đầu của lá nhọn tù, gốc lá nhịn, cây trưởng thành có độ cao khoảng hơn 1m, phần củ to mập, hình dáng khá giống củ sâm, sau 8 tháng trồng củ cây thương lục có thể to bằng cổ tay người. Hoa của loài cây này mọc đối diện với lá và không gắn liền với lá có hình cầu dẹt, hạt có màu đen, dẹp và hình tròn hoặc hình thận. Phần củ chính to và mọc những rễ nhỏ nhìn rất giống nhân sâm.
- Cây nhân sâm thường có độ cao khoảng 80cm, lá mọc cách và cuống lá dài. Cây sâm khi mới trồng được 1 tháng thì chỉ có 1 nhánh lá với 3 lá nhỏ, qua tháng thứ hai thì cây vẫn 1 nhánh lá nhưng có 5 lá nhỏ. Và cứ càng về sau phát triển dần lên đến tháng thứ 5 thì có khoảng 4 – 5 nhánh lá với 5 lá nhỏ hình trứng, mép lá có hình răng cưa. Phần hoa nhân sâm cực kỳ hiếm, chỉ nở khi cây được 4 năm tuổi. Phần thân rễ và củ sâm có hình dáng giống người rõ ràng, có đầy đủ phần đầu, thân, chân, rễ.
-
Các thành phần có trong cây thương lục và nhân sâm
- Theo Đông y cho biết, trong cây thương lục đều chứa hàm lượng độc tố cao ở tất cả các bộ phận từ thân, củ, lá và hoa. Các nghiên cứu dược lý đã tìm ra các loại chất độc và đắng của loại cây này gọi là phytolaccatoxin. Khi chất này hấp thụ vào cơ thể với liều lượng lớn ban đầu sẽ xuất hiện tình trạng tê môi, đầu lưỡi, đau bụng, vã mồ hôi, giãn đồng tử, nôn mửa, tụt huyết áp… các triệu chứng của việc bị ngộ độc. Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thành phần rễ cây thương lục có chứa chất steroid saponin có tác dụng diệt tinh trùng…
- Trong khi đó các bộ phận của cây nhân sâm từ thân cây, củ nhân sâm và hoa nhân sâm đều chứa thành phần dược tính có công dụng rất lớn đối với sức khỏe con người đã được các nghiên cứu khoa học xác nhận.
Xem thêm bảng giá Nhân sâm tươi Hàn Quốc tại đây
-
Kết luận
- Trên đây là những thông tin về loại cây cực độc – Thương lục có hình dạng và mùi vị tương đối giống nhân sâm và hiện nay nhiều người đang nhầm lẫn. Nhân Sâm Thảo Linh hy vọng, qua những chia sẻ ở trên các bạn đọc sẽ có thêm được những thông tin bổ ích để nhận biết được cây thuốc bổ và cây độc tố để phòng tránh việc gây tổn hại tới sức khỏe. Tốt nhất để mua được những củ sâm đẹp, đạt chất lượng và nhập khẩu chính hãng, các bạn nên tìm tới các đại lý bán hàng uy tín.
Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận bên dưới nhé.
Tham khảo thêm Sâm tươi 5 củ/kg rất đẹp và chọn lựa kỹ tại Nhân Sâm Thảo Linh
Bài viết liên quan
- Bí quyết chọn nhân sâm tươi Hàn Quốc ngon chuẩn chất lượng
- Hậu quả của việc dùng nhân sâm sai cách
- Tại sao nhân sâm được xem là món quà tặng ý nghĩa?
- Phương pháp bảo quản nhân sâm tươi và sâm khô có gì khác nhau?
- Quy trình thu hoạch nhân sâm của các trang trại tại Hàn Quốc
- Có nên dùng nhân sâm tươi cho phụ nữ mang thai hay không?