Những kỹ thuật nuôi trông nhân sâm Hàn Quốc mà không phải ai cũng biết

Hàn Quốc không chỉ được biết đến với tên gọi xứ sở kim chi mà còn được biết đến là vùng đất nổi tiếng về nhân sâm. Bởi vậy, nhân sâm giống như một sản phẩm đặc trưng không chỉ mang giá trị về y học, kinh tế và cả văn hóa. Nhân sâm Hàn Quốc còn có tên gọi khác là Sâm cao ly để chỉ loại sâm được khai thác khi đủ 6 năm tuổi, bởi ở thời điểm này, củ sâm đã đạt độ chín muồi và sau thời điểm này nếu không khai thác củ sâm sẽ già đi, các dưỡng chất sẽ dần bị thoái hóa. Sau đây Nhân Sâm Thảo Linh sẽ chia sẻ một số thông tin về kỹ thuật nuôi trồng loại dược liệu nổi tiếng của đất nước Hàn Quốc qua bài viết sau:

  • Xử lý hạt giống trước khi gieo trồng

- Hạt giống phải được thu hái từ cây nhân sâm khi ở giai đoạn 3 năm tuổi để đảm bảo chất lượng hạt

- Quả sâm chín đỏ đều sau khi thu hái cho vào nước và chà nhẹ cho quả vỡ vỏ ra. Sau đó rửa sạch, để ráo và phơi trong nắng nhẹ khoảng 3 ngày rồi đem bỏ vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản.

Xem thêm tất cả sản phẩm sâm ngâm rượu tại đây! 

  • Quá trình gieo hạt

- Đem ngâm hạt giống trong nước ấm với tỷ lệ hòa trộn 2 sôi 3 lạnh trong khoảng 5 tiếng, sau đó vớt ra ủ trong khăn ẩm 3 ngày, mỗi ngày vào buổi chiều đều tiến hành rửa chua 1 lần.

- Cách thứ nhất là sử dụng túi bầu: Đầu tiên dùng que chọc vào khoảng 2cm giữa túi bầu rồi cho hạt vào, dùng cát ngọt phủ kín lên bề mặt trước khi phủ lớp vỏ trấu, thường xuyên tưới nước để bảo đảm độ ẩm

- Cách thứ hai là gieo thẳng lên cuống ươm: Đầu tiên là khẩu xử lý đất, làm cho đất tơi xốp lên rồi bón lót phân chuồng hoai hoặc dùng phân vi sinh. Dùng dụng cụ rạch theo chiều ngang của luống tầm 7 – 10cm, độ sâu khoảng 3 – 4cm, gieo từng hạt vào luống cách nhau chừng 5cm. Xong phủ một lớp cát mịn rồi đến lớp trấu. Thường xuyên tưới nước giữ ẩm cho luống ươm.

- Thời gian cây nảy mầm là khoảng 110 ngày, sau khi cây phát triển cao tầm 5 – 7cm thì đem ra ruộng trồng

  • Chuẩn bị đất trồng nhân sâm

- Chọn vùng đất bằng phẳng, có khả năng thoát nước tốt, thực hiện cuốc ải phơi đất. Khi chuẩn bị vào vụ tiến hành nhặt cỏ, phân luống, vét luống cao và chia rãnh luống thành từng hàng đều nhau.

Xem thêm bảng giá sâm hàn quốc tại đây!
  • Chuẩn bị phân bón và tiến hành bón lót

- Các loại phân sử dụng bao gồm 2 – 3 tạ phân chuồng mục, 12 – 15kg supe lân, 12 – 15kg phân NPK và 4 – 5kg đạm Ure.

- Đầu tiên là bón thúc mầm: Khi cây sâm mới nhú mầm, dùng phân vi sinh và phân chuồng hoai mục rải đều một lớp trên mặt luống, sau đó phủ thêm một lớp đất màu, tiến hành phun phòng bệnh thối nhũn khoảng 10 ngày 1 lần.

- Bón thúc lần hai được tiến hành cách lần thứ nhất 2 tháng, sử dụng phân tổng hợp và phân chuồng thực hiện tương tự như trên.

  • Chuẩn bị mái che

- Sử dụng loại lưới phản quang có màu đen che dọc theo từng luống sâm. Nếu trồng nhân sâm trong khay hoặc rọ không có lưới che thì cần đặt ở nơi mát mẻ, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

  • Cách trồng nhân sâm

- Nhẹ nhàng bóc bầu để không làm ảnh hưởng đến phần rễ của cây, đào hố sâu khoảng 10 – 12cm rồi ấn nhẹ gốc xuống và vun một lớp đất mỏng lấp kín hố. Chú ý không để hố đọng nước tránh trường hợp làm thối củ.

- Theo dõi thường xuyên khi cây cao được khoảng 10cm thì xới nhẹ phá váng, chú ý không được làm ảnh hưởng tới phần rễ và thân cây.

- Thời gian sinh trưởng của nhân sâm khá rõ rệt. Năm đầu tiên phần rễ, thân và lá bắt đầu hình thành. Sang năm thứ hai đến thứ tư là thời kỳ nuôi dưỡng cây, phần rễ không ngừng phình to ra, mỗi năm sinh thêm một nhánh. Đến năm thứ 6 phần rễ sẽ phát triển thành nhân sâm và ở thời điểm này nhân sâm bắt đầu được thu hoạch.

  • Thực hiện rắc rạ phủ luống

- Việc rắc rạ hoặc rơm phủ kín luống sẽ mang lại hiệu quả cao cho sự phát triển của củ sâm và thuận tiện hơn cho quá trình chăm sóc cây. Bởi Hàn Quốc là xứ lạnh nên việc rắc rạ, rơm sẽ giúp giữ ấm cho cây trong mùa đông.

  • Quá trình chăm sóc nhân sâm

- Việc giữ độ ẩm cho cây là cần thiết nhưng không nên kéo dài bởi sẽ làm cho củ bị thối. Nên làm rãnh thoát nước ngoài ruộng trồng sâm để tránh tình trạng nước mưa tràn vào, sau mỗi trận mưa phải tháo nước hoàn toàn.

- Tiến hành nhổ cỏ bằng tay và vét rãnh luống, vào tháng 3 để sâm lên mầm, còn tháng 4 - tháng 5 phải đảm bảo tưới giữ ẩm, tránh tình trạng nắng hạn.

- Trước tháng 6, tiến hành làm vệ sinh vườn, vét rãnh luống, làm thông rãnh thoát nước

- Vào cuối mùa mưa thực hiện bón lót phân quanh gốc cây sâm, vét rãnh luống, nhặt cỏ dại để sâm bước vào giai đoạn ngủ đông.

  • Tổng kết

- Trên đây là quy trình nuôi trồng nhân sâm tại Hàn Quốc cũng như cách chăm sóc cây sâm để đạt được chất lượng cao nhất mà Nhân Sâm Thảo Linh muốn chia sẻ đến các bạn đọc. Hy vọng qua bài viết trên đây, các bạn sẽ có thêm những thông tin bổ ích và hiểu được giá trị của những củ sâm mà chúng ta vẫn thường dùng phải trải qua những giai đoạn trưởng thành như thế nào qua bàn tay chăm sóc của người dân Hàn Quốc.

Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận bên dưới nhé.

Xem thêm sản phẩm sâm hầm gà tại đây! 

Nhân Sâm Thảo Linh 

Thương Trần |09/10/2018 |Lượt xem: 1070