Nguồn gốc tên gọi nhân sâm Triều Tiên và nhân sâm Hàn Quốc xuất phát từ đâu? Chúng có gì khác nhau?
Từ ngàn năm về trước, nhân sâm đã được xếp vào hàng thượng phẩm, đứng đầu trong tứ dược quý hiếm bao gồm Sâm – Nhung – Quế - Phụ với nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe, đã được y học cổ truyền ghi chép trong những phương thuốc trên nhiều trang sách. Tuy nhiên, khi nhắc tới từng cái tên nhân sâm Cao ly, nhân sâm Triều Tiên hay nhân sâm Hàn Quốc khiến nhiều người không thể nhận biết được chúng khác nhau hay giống nhau.
Sau đây, Nhân Sâm Thảo Linh sẽ giúp bạn giải đáp để tìm ra được nguồn gốc của những cái tên đó thông qua bài viết dưới đây.
-
Nguồn gốc tên gọi nhân sâm Triều Tiên và nhân sâm Hàn Quốc
- Nhân sâm Triều Tiên và nhân sâm Hàn Quốc đều là 2 loại sâm được đánh giá cao từ xưa đến nay. Thực ra, chúng ta không hề biết rằng, nhân sâm Hàn Quốc và nhân sâm Triều Tiên trước đây đều có tên gọi chung là sâm Cao ly. Đây là cách gọi của nhân sâm trên bán đảo Triều Tiên ngày xưa. Cho đến khi, nước Cao ly tách ra thành 2 nước độc lập khác nhau là Bắc Triều Tiên hay còn gọi là Bình Nhưỡng và Nam Triều Tiên tức Hàn Quốc bây giờ thì tên gọi của nhân sâm cũng có sự phân biệt kể từ đó.
Xem thêm các sản phẩm Nhân sâm ngâm rượu tại đây
-
Sự khác nhau của nhân sâm Hàn Quốc và Nhân Sâm Triều Tiên
- Nhân sâm Triều Tiên thường sau khi thu hoạch, củ sâm vẫn còn bám những lớp đất xung quanh. Nhìn phần đầu củ sâm ngắn và tròn, rất chắc chắn. Phần thân củ có màu vàng sáng hoàng thổ, cầm thấy chắc tay, hình dáng rất giống người, có thể thấy rõ ràng và trọng trượng cũng khá nặng. Phần rễ củ chỉ bám vào chân củ chứ không bám vào thân củ sâm. Nó có mùi hương đặc trưng, thơm dịu nhẹ.
- Nhân sâm Hàn Quốc có sự khác biệt rõ ràng nhất đó là cây có 5 lá, cứ mùa đông đến thì cây héo đi để đến mùa xuân lại đâm chồi nảy mầm. Sau mùa thu hoạch, sâm Hàn Quốc vẫn còn lớp đất bám xung qunh. Phần đầu củ sâm thường rất ngắn, tròn và rất chắc. Phần chân củ có màu vàng hoàng thổ, kích thước to và chia thành chân rõ ràng. Nhìn chung phần thân và củ sâm có hình dáng giống người và trọng lượng nặng hơn những củ sâm khác. Phần rễ chỉ bám vào chân củ mà không bám nhiều vào thân. Đặc biệt là nhân sâm Hàn Quốc có mùi hương đậm đà đặc trưng khiến cho người xung quanh cũng có thể ngửi được mùi sâm rõ ràng từ người vừa sử dụng, nhất là trong hơi thở. Sâm tươi thường có mầm nằm ở gốc nên nếu trồng thì cây vẫn có thể phát triển bình thường.
- Nhìn chung thì sâm Hàn Quốc và sâm Triều Tiên đều có những điểm tương đồng cả về đặc điểm lẫn chất lượng. Tuy nhiên ở Bắc Triều Tiên có đặc điểm tự nhiên khác biệt, núi nhiều hơn nên sản lượng sâm tự nhiên cao hơn hẳn. Hiện nay, do nhu cầu sử dụng nhân sâm ngày càng cao khiến cho việc khai thác sâm tự nhiên nhiều dẫn đến sự khan hiếm trên thị trường. Do đó, nhân sâm Triều Tiên chủ yếu chỉ còn ở dạng sâm bán tự nhiên tức là do con người canh tác bằng cách gieo hạt vào núi và để sâm phát triển tự nhiên. Riêng đối với Hàn Quốc tức Nam Triều Tiên với kỹ thuật canh tác hiện đại và quy trình chế biến theo công nghệ tiên tiến hơn Bắc Triều Tiên khá nhiều, do đó có sự chênh lệch hơn về chất lượng sản phẩm mà ngay cả những nước trồng nhân sâm khác cũng không đạt được.
Xem thêm bảng giá Nhân sâm Hàn Quốc tại đây
-
Kết luận
- Trên đây là những chia sẻ của Nhân Sâm Thảo Linh nhằm giúp bạn đọc tháo gỡ được những thắc mắc về tên gọi của nhân sâm Triều Tiên và Nhân Sâm Hàn Quốc cũng như nhận biết được sự khác nhau cơ bản của 2 loại sâm này. Hy vọng qua bài viết trên, các bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích để lựa chọn sản phẩm nhân sâm phù hợp.
Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận bên dưới nhé.
Tham khảo thêm Sâm tươi 8 củ/kg rất đẹp và lựa chọn kỹ tại Nhân Sâm Thảo Linh
Bài viết liên quan
- Bí quyết chọn nhân sâm tươi Hàn Quốc ngon chuẩn chất lượng
- Hậu quả của việc dùng nhân sâm sai cách
- Tại sao nhân sâm được xem là món quà tặng ý nghĩa?
- Phương pháp bảo quản nhân sâm tươi và sâm khô có gì khác nhau?
- Quy trình thu hoạch nhân sâm của các trang trại tại Hàn Quốc
- Có nên dùng nhân sâm tươi cho phụ nữ mang thai hay không?