Lịch sử nhân sâm Cao Ly quý hiếm

Nhân sâm là loại thảo dược quý hiếm đứng đầu tiên trong tứ quý “Sâm – Nhung – Quế - Phụ” của Y học cổ truyền đã tồn tại hàng ngàn năm nay. Các nhà nghiên cứu khoa học cho rằng, Nhân sâm được dùng như một chất kích thích adaptogenic vững mạnh giúp cơ thể con người chống chọi lại mới mọi bệnh tật, tăng cường thể lực, cải thiện đời sống. Qua bài viết sau đây, Nhân Sâm Thảo Linh muốn chia sẻ cùng các bạn về lịch sử của loại dược liệu quý Nhân sâm Cao Ly này.

  • Lịch sử phát triển cây nhân sâm Cao Ly

- Nhân sâm là một loại rễ cây kỳ diệu, được người dân Hàn Quốc cho rằng đây là tặng phẩm mà đất trời ban cho. Nó thường được dùng như một loại thuốc ở nhiều nơi trong vùng Đông Bắc Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc từ thời cổ đại. Nhưng nhân sâm Hàn Quốc hay từ xưa người ta vẫn hay gọi là Sâm Cao Ly là loại cây thuốc đạt được sự tín cẩn nhất.

- Sở dĩ người ta không gọi là Sâm Hàn Quốc như vẫn thường gọi Sâm Mỹ, Sâm Trung Quốc mà lại dùng thuật ngữ Nhân sâm Hàn Quốc đó là bởi vì đặc thù của sâm Hàn Quốc khi đạt đủ độ tuổi, sinh trưởng và phát triển trong điều kiện đất đai và khí hậu phù hợp thì rễ cây sâm có hình hài rất giống người, đầy đủ đầu, tay chân nên mới được gọi là Nhân sâm Hàn Quốc. Vào thế kỷ thứ XVI, ở phương tây bắt đầu thừa nhận và tin tưởng sử dụng nhân sâm như một vị thuốc.

- Ở thời điểm sơ khai, người ta vẫn chưa thể thuần hóa để nuôi trồng cây nhân sâm mọc hoang dại nên vẫn phải đi săn để hái nhân sâm dại. Có rất nhiều câu chuyện kể về sự tích cây nhân sâm nhưng tất cả đều kể về một người con có hiếu được báo mộng để đi tìm một loại cây mọc dại trên núi để về chữa bệnh cho mẹ. Nhờ vào sự hiệu nghiệm của loài cây này đã giúp mẹ anh ta khỏe mạnh một cách thần kỳ nên anh ta đã trở lại vùng núi này để đem cây nhân sâm về chế biến rồi đem bán, về sau trở nên giàu có.

- Vào thế kỷ thứ XII, cây nhân sâm mới được người Hàn Quốc thuần hóa và trồng trong vườn với kỹ thuật thô sơ. Về sau cùng với sự phát triển về công nghệ qua từng thời đại nên cây nhân sâm được nhân rộng ra với sản lượng trồng tăng lên gấp vài chục lần.

Xem thêm các sản phẩm Sâm ngâm mật ong tại đây
  • Mô tả về nhân sâm Cao ly

- Rễ cây nhân sâm khi đủ 6 năm tuổi có hình dạng rất giống người. Đây là loại cây có thời gian sống lâu năm, rễ có màu vàng trong khi lá và cây lại có màu xanh ngắt. Cũng như các loài cây khác, vào mùa xuân cây nhân sâm ra hoa màu đỏ rực. Tuy nhiên đặc thù sinh trưởng của nhân sâm là sống trong bóng râm, do đó, các mái che được thiết kế rất đặc biệt, phải bảo đảm đủ ánh sáng để cây nhân sam phát triển.Về kỹ thuật này đã được áp dụng những bí quyết và kinh nghiệm gia truyền.

- Vào mùa đông chỉ có phần lá và cuống sẽ bị khô queo trong khi phần rễ sống dưới đất trong trạng thái tiềm ẩn. Khi mùa xuân đến thì cây nhân sâm lại châm chồi nẩy lộc và phần lá thì lại phát triển lớn hơn so với những năm trước. Những người trồng sâm thường dựa vào kích thước của lá để nhận biết tình trạng của rễ nhân sâm, đặc biệt là đầu rễ. Nếu đầu rễ sâm ít phát triển thì chứng tỏ chất lượng của củ nhân sâm thấp.

- Cây nhân sâm thường phát triển khoảng 180 ngày trong năm và phải mất đến 6 năm thì rễ nhân sâm mới trưởng thành cũng là thời điểm hình dạng củ nhân sâm giống người nhất. Chiều dài của thân rễ có thể đạt đến 7cm trong khi chiều cao của thân cây sâm chỉ có 30cm.

Xem thêm bảng giá Sâm tươi  tại đây
  • Kết luận

-Trên đây là những chia sẻ của Nhân Sâm Thảo Linh về lịch sử phát triển của cây nhân sâm, từ hoang dại đến khi được thuần hóa và trồng trong những nông trại với quy mô lớn phải trải qua một quá trình rất dài. Hy vọng những thông tin ở bài viết trên đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về quá trình mà cây nhân sâm phát triển ra sao và củ nhân sâm đến với con người như thế nào.

Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận bên dưới nhé

Tham khảo thêm Sâm tươi 3 củ/kg rất đẹp và lựa chọn kỹ tại Nhân Sâm Thảo Linh
Thương Trần |03/20/2019 |Lượt xem: 1346