Cây nấm linh chi được trồng như thế nào ?
Nấm linh chi là một trong những loại thảo dược quý hiếm được con người tìm thấy trong tự nhiên từ bao đời nay. Qua những nghiên và bằng những thực tế, con người đã hiểu và biết được tác dụng thần kỳ mà nấm linh chi mang lại. Hiện nay, nấm linh chi tự nhiên càng ngày càng trở nên khan hiếm hơn, trong khi đó, nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng ngày một tăng lên.
Nắm bắt được nhu cầu của thị trường tiêu dùng, các nhà khoa học, nghiên cứu hay những người nông dân đã nghiên cứu và áp dụng những kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào việc trồng cây nấm linh chi.
-
Quy trình trồng nấm linh chi là như thế nào
- Thời vụ bắt đầu cây giống:: từ 15/1 đến 15/3 và từ 15/8 đến 15/9 dương lịch
- Các nguyên liệu cần thiết đề trồng nấm linh chi:
- Mùn cưa tươi, mùn cưa khô của các loại gỗ mềm, không chứa tinh dầu và độc tố.
- Ngoài ra, chúng ta cũng có thể trồng nấm linh chi từ nguyên liệu là thân gỗ hay các cây thuốc thuộc họ thân thảo
Tìm hiểu về phương pháp xử lý nguyên liệu
Bước 1: Chuẩn bị
- Mùn cưa của các loại gỗ trên,túi nilon chịu nhiệt, bông nút, cổ nút và các phụ gia khác (bột nhẹ,…)
– Nước sạch
Bước 2: Phương pháp đóng túi:
Mùn cưa được tạo ẩm và ủ. Sau đó trộn thêm với các phụ gia và đóng vào túi theo kích thước túi đã chuẩn bị ở trên sao cho khối lượng túi đạt từ 1,1-1,4kg rồi tiến hành đưa vào thanh trùng.
Bước 3: Phương pháp thanh trùng
Chúng ta có thể áp dụng 1 trong 2 phương pháp sau
Phương pháp 1: Hấp cách thuỷ ở nhiệt độ 1000C, thời gian hấp cách thủy kéo dài từ 10-12 giờ.
Phương pháp 2: Tiến hành thanh trùng bằng nồi áp suất (Autoclave) ở nhiệt độ từ 119-1260C (áp suất đạt 1,2-1,5at) trong thời gian khoảng 90-120 phút.
Bước 4: Phương pháp cấy giống
Giống phải được cấy ở phòng sạch sẽ và phải được thanh trùng định kỳ bằng bột lưu huỳnh
Các dụng cụ cấy giống cần có: Que cấy, panh kẹp, đèn cồn, bàn cấy, cồn sát trùng…
Giống nấm linh chi: Hai loại giống được sử dụng chủ yếu là trên hạt và trên que gỗ. Giống phải đạt chuẩn: đúng tuổi, không bị nhiễm nấm mốc, vi khuẩn hay nấm dại…
Bước 5: Tiến hành cấy giống
Sử dụng hai phương pháp phổ biến
Phương pháp 1: Đó là tiến hành cấy giống trên que gỗ. Đối với phương pháp này chúng ta cần tạo lỗ ở túi nguyên liệu với đường kính từ 1,8-2cm và sâu khoảng 15-17cm. Khi tiến hành cấy giống phải đặt túi nguyên liệu gần đèn cồn và túi giống. Tiếp đó ta gắp từng que ở túi giống cấy vào túi nguyên liệu.
Phương pháp 2: Đó là sử dụng giống Linh Chi cấy trên hạt. Chúng ta dùng qua cấy kều nhẹ giống cho đều trên bề mặt túi nguyên liệu tránh tình trạng giống bị giập nát. Lượng giống hợp lý: khoảng 10-15g giống cho 1 túi nguyên liệu
Bước 6: Tiến hành ươm túi
Điều kiện của khu vực ươm:
Khu vực ươm túi hay nhà ươm túi phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu: Sạch sẽ, thoáng mát, độ ẩm từ 75% đến 85%, ánh sáng yếu, nhiệt độ 20-30 độ C
Tiến hành ươm túi: Chúng ta chuyển nhẹ nhàng túi giống vào nhà ươm và đặt trên các giàn giá hoặc xếp thành từng luống. Đảm bảo khoảng cách giữa các túi là 2-3cm. Giữa các giàn luống có lối đi lại để thuận tiện trong việc kiểm tra. Trong suốt thời gian ươm không được tưới nước và hạn chế tối đa việc vận chuyển. Trong quá trình sợi nấm phát triển nếu thấy có túi bị nhiễm cần phải loại bỏ ngay khỏi khu vực ươm tránh lây nhiễm sang các túi khác. Nguyên nhân túi bị nhiễm bề mặt phần lớn là do thao tác cấy và phòng giống bị ô nhiễm.Túi bị nhiễm từng phần hoặc toàn bộ có thể là do túi bị thủng hoặc hấp vô trùng chưa đạt yêu cầu
Bước 7: Tiến hành trồng nấm
– Nhà trồng nấm phải đảm bảo sạch sẽ, thoáng và kín gió, có mái che chống mưa
– Nhiệt độ thích hợp cho nấm mọc và phát triển dao động từ 22-28 độ C
- Độ ẩm không khí đạt khoảng 80-90%.
- Ánh sáng khuếch tán và chiếu đều mọi phía
Tiến hành tưới phun sương nhẹ nhàng vào các túi nấm mỗi ngày, duy trì sự chăm sóc này cho đến khi mặt trên của quả thể nấm có màu nâu đống nhất.
Thời gian thu hoạch nấm linh chi: Từ khi cấy giống cho đến khi thu hoạch là khoảng 70-75 ngày.
Tiến hành thu hái: Chúng ta dùng dao hoặc kéo sắc cắt chân nấm sát bề mặt của túi. Sau đó lấy vôi đặc quét lên vết cắt sát bịch nấm để đảm bảo rằng bịch nấm không bị bệnh hay dùng tay nấm cánh linh chi xoáy nhẹ và rút ra.
Xem thêm các sản phẩm Nấm linh chi ngâm rượu tại đây
-
Công dụng hữu hiệu từ cây nấm linh chi
- Tăng cường sức đề kháng và miễn dịch cho cơ thể
- Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị một số bệnh như tiểu đường, tim mạch, huyết áp và các bệnh liên quan đến gan,…
- Tăng cường trí nhớ, kéo dài tuổi thọ
- Giảm đau nhức xương khớp, tăng sự dẻo dai cho cơ thể
- Giúp tinh thần được tập trung, tỉnh táo và luôn thoải mái
- Làm đẹp da, ngăn chặn và làm giảm quá trình lão hóa
-
Các sản phẩm được tinh chế từ nấm linh chi đang được ưa chuộng sử dụng
- Các sản phẩm nước linh chi: Nước linh chi mật ong KGS, nước linh chi hồng sâm Taewoong, nước linh chi Bio Apgold, nước linh chi Hàn Quốc
- Cao linh chi: Cao hồng sâm linh chi KGS, cao linh chi KGS Gold, cao linh chi đông trùng hạ thảo,..
- Viên linh chi Viên linh chi KGS, viên hồng sâm đông trùng linh chi, viên linh chi sâm nhung Hàn Quốc.
Xem thêm các sản phẩm Nấm linh chi vàng Hàn Quốc tại đây
-
Tổng kết
Có thể khẳng định rằng giá trị hiệu quả mà cây nấm linh chi được trồng bởi bàn tay của con người không thua kém gì so với những cây nấm linh chi tự nhiên. Ngày nay, đã có rất nhiều sản phẩm về cây nấm linh chi được trồng nhân tạo được bán trên thị trường và được đông đảo người tiêu dùng đón nhận và sử dụng hiệu quả.
Xem thêm các sản phẩm Nấm linh chi sừng hươu tại đây
Bài viết liên quan
- Nấm linh chi bị mọt có dùng được không?
- Làm sao biết nấm linh chi bị mốc?
- Nấm linh chi tác động như thế nào đối với bệnh đông máu
- Cải thiện hệ tiêu hóa cho người cao tuổi nhờ nấm linh chi
- Dùng nấm linh chi cho người cao huyết áp cần chú ý điều gì?
- Trẻ em có dùng được nấm linh chi không? Những điều cần lưu ý khi dùng linh chi cho trẻ nhỏ